Quả đá phạt penalty là gì và được quy định như thế nào? Thông tin này được rất nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu ở trên các diễn đàn bóng đá. Phía các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những thông tin liên quan đến quả đá phạt penalty, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giải thích luật đá penalty là gì?
Quả đá phạt penalty là gì? Theo như ở trong luật bóng đá thì bóng penalty sẽ được thực hiện bởi một cầu thủ bên hưởng lợi đối mặt trực tiếp 1 – 1 với thủ môn đối phương ở khu vực cấm địa. Đương nhiên bàn thắng trong trường hợp này sẽ được tính là hợp lệ.
Tìm hiểu về cách thực hiện cú đá phạt penalty
Những tin tức được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về khái niệm quả đá phạt penalty là gì. Vậy, cách thức thực hiện quả đá phạt penalty như thế nào?
Được biết hiện nay có 2 cách để các cầu thủ tiến hành thực hiện cú đá phạt đền, cụ thể:
Quả đá phạt đền theo cách thông thường
Theo đó, quả bóng sẽ được đặt cách phía khung thành 11m, cách đều cả 2 cột dọc của khung thành. Những cầu thủ bóng đá còn lại của 2 đội bóng phải đứng cách khung thành tối thiểu là 9.15m (trừ thủ môn). Cầu thủ thực hiện quả đá phạt có thể là bất cứ cầu thủ bóng đá nào ở trong đội bóng, phải đứng tại vị trí ở phía sau của quả bóng.
Thủ môn phải đứng ở vị trí giữa 2 cọc của khung thành, ở trên vạch vôi và quay mặt vào quả bóng. Chỉ đến khi trái bóng đá được, thủ môn mới được di chuyển, di chuyển theo chiều ngang. Trong trường hợp thủ môn di chuyển đến trước quả bóng được đá và bàn thắng chưa được ghi, cú đá phạt đền penalty sẽ được thực hiện lại.
Sau tiếng còi của trọng tài, cầu thủ có thể thực hiện quả đá phạt, bàn thắng sẽ được tính ngay sau khi bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành. Thời điểm quả bóng đã được đá và di chuyển, những cầu thủ khác có thể gia nhập vào trong vòng cấm, sẽ tiếp tục đá lại như bình thường.
Sau cú đá phạt penalty, sẽ có 3 trường hợp thường xảy ra đối với trận bóng. Cụ thể:
- Trường hợp thứ nhất: cú đá phạt thành công và sẽ tạo thành bàn thắng.
- Trường hợp thứ hai: thủ môn phá được cú phạt đền, khi đó trận bóng sẽ tiếp tục bình thường.
- Trường hợp thứ ba: bóng dội xà ngang hoặc là cột dọc, những cầu thủ khác có thể sẽ tận dụng cơ hội và ghi bàn thắng.
Đá penalty phối hợp
Ngoài cách đá penalty thông thường ở trên, nhiều đội tuyển còn áp dụng cách đá penalty phối hợp nhằm có thể đánh lừa hướng đá với thủ môn đội bạn. Cách đá này sẽ được thực hiện cụ thể như sau: cầu thủ thứ nhất sẽ đẩy nhẹ bóng, cầu thủ thứ hai (đứng ở vị trí cách khung thành 9,15m) có thể sẽ chạy vào thực hiện cú đá phạt đền.
Cách thức đá phạt đền phối hợp này sẽ có công dụng trong việc tạo được yếu tố bất ngờ, sẽ đánh lạc hướng của thủ môn, nhằm dễ dàng ghi được bàn thắng vào phía khung thành của đối phương.
Tổng hợp các lỗi đá phạt đền penalty
Trong suốt quá trình thực hiện quả đá phạt đền, nếu như có cầu thủ 2 đội bóng vi phạm một trong số các lỗi ở dưới đây thì sẽ được tính là vi phạm lỗi đá phạt đền. Cụ thể:
- Lỗi của đội phòng ngự, trước khi quả đá được thực hiện, nếu như bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không thì sẽ đá lại.
- Cả 2 đội bóng đều có lỗi, đá lại.
- Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu như bàn thắng được ghi, đá lại, nếu không thì đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp ở địa điểm phạm lỗi.
- Trong trường hợp cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền chạm bóng lần 2 khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng (kể cả khi bỏng nảy ra từ cọc/ xà và không chạm thủ môn) khi đó sẽ bị phạt gián tiếp ở địa điểm có lỗi (theo như luật số 8 ở trong Luật bóng đá).
- Trọng tài có thể phạt thẻ vàng đối với những cầu thủ vi phạm luật đá phạt đền, ví dụ như cố tình xâm nhập vào trong vòng cấm nhiều lần. Nhưng trên thực tế đa số những lần vi phạm đá phạt đền đều không bị phạt thẻ.
Kết luận
Những thông tin được các chuyên trang actiientertainment.com chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về quả đá phạt penalty là gì và cách thực hiện quả đá phạt. Để biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích khác nữa, các bạn hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để update nhé!